TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI

HỎI: Vừa qua, bảo mẫu Phương Quỳnh A. bị khởi tố về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Theo thông tin từ truyền thông, bà Phương Quỳnh A. là giáo viên Trường mầm non H.N2 (địa chỉ tại xã Phú Xuân, TP Thái Bình), người đưa đón trẻ trong vụ việc một học sinh lớp 4 tuổi bị bỏ quên trên xe dẫn đến tử vong, gây bàng hoàng dư luận.

Vậy “Tội vô ý làm chết người” theo quy định của pháp luật thì cần thỏa mãn những nội dung cơ bản nào?

Ảnh: Pexels.com

Văn phòng Luật sư NGUYỄN & TRẦN giải đáp thắc mắc như sau:

Tương tự các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự hiện hành, để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người cần thỏa mãn đầy đủ các yếu tô cấu thành tội phạm, cụ thể:

– Chủ thể: Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

– Khách thể: Tính mạng của con người.

– Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội dưới lỗi vô ý bao gồm: vô ý do cẩu thả vô ý do quá tự tin.

  • Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự hiện hành).
  • Làm chết người do lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự hiện hành).

– Mặt khách quan: Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội vô ý làm chết người.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN & TRẦN

Địa chỉ: 294C3, Bạch Đằng, Phường 14, quận Bạch Đằng, Tp.HCM

Số điện thoại: 08354 08354

Website: https://vplsnguyentran.com/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *