ĐỂ THỪA KẾ CHO CON GÁI NHIỀU HƠN ĐƯỢC KHÔNG ?

HỎI: Vợ chồng tôi có hai đứa con: một đứa con gái đang theo học phổ thông, một đứa đã lập gia đình. Sau khi chúng tôi mất, chúng tôi mong muốn để lại tài sản của mình cho đứa con gái, hiện đang học ở phổ thông nhiều hơn đứa con trai, vì nghĩ con trai có thể tự lập được. Tuy nhiên, con trai chúng tôi không đồng ý, cho rằng con nào cũng là con, nếu để phần ít hơn, nó sẽ kiện để được chia thừa kế công bằng.

Chúng tôi lo ngại anh em có thể xảy ra tranh chấp về sau, vậy tôi làm di chúc cho con gái nhiều phần tài sản hơn có được không ?

Ảnh minh họa: Internet

ĐÁP:

Văn phòng luật sư Nguyễn & Trần trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, trừ trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc  quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy, vợ chồng của bà có thể lập di chúc định đoạt khối tài sản của mình để lại cho các con sau khi chết và có thể quyết định phần của con gái nhiều hơn phần của con trai.

Việc định đoạt tài sản như vậy là đúng ý nguyện của hai ông bà và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư NGUYỄN & TRẦN

Địa chỉ: 294C3 Bạch Đằng, Phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: 08354 08354

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *