ĐƯỢC ĐƯỢC KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ?

HỎI: Tàu đánh cá của nước ngoài có quyền đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không?

Văn phòng Luật sư NGUYỄN & TRẦN giải đáp thắc mắc như sau:

Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền kinh tế được quy định cụ thể tại Phần V của Công ước Luật Biển năm 1982, bao gồm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, các quyền tự do của các quốc gia khác.

Điều 56 UNCLOS 1982 quy định quốc gia ven biển có quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Như vậy, theo Văn phòng Luật sư Nguyễn & Trần, Việt Nam trong trường hợp mà bạn đưa ra hoàn toàn có quyền khai thác các tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Theo Mục 3 Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1997 (sau đây gọi tắt là Tuyên bố ngày 12/5/1997): 

“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế;…” 

và tại điểm a khoản 1 Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 nhấn mạnh:

Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển;…”. 

Như vậy, Văn phòng Luật sư Nguyễn & Trần cho rằng việc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển (Việt Nam) và mọi hành vi tùy tiện đánh bắt cá của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm Công ước UNCLOS.

Tuy nhiên, tàu đánh cá nước ngoài có thể được quyền khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nếu:

– Quốc gia đó là quốc gia đang phát triển không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý hoặc các quốc gia đang phát triển khác trong cùng khu vực hoặc phân khu vực với Việt Nam;

– Quốc gia đó được Việt Nam cho phép hoạt động khai thác số dư khối lượng cá ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế và tàu thuyền đánh cá nước B được Việt Nam cấp giấy phép đánh bắt;

– Quốc gia đó thực hiện việc đánh bắt tuân thủ theo pháp luật và các quy định của Việt Nam đưa ra.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN & TRẦN

Địa chỉ: 294C3, Bạch Đằng, Phường 14, quận Bạch Đằng, Tp.HCM

Số điện thoại: 08354 08354

Website: https://vplsnguyentran.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *