VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ LÀ GÌ?

HỎI: Ngày 26/5/2023, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Vậy, vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý tại vùng biển này ra sao?

Văn phòng Luật sư NGUYỄN & TRẦN giải đáp thắc mắc như sau:

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) quy định: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển bao gồm cả phần nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải và rộng tối đa 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tùy thuộc vào chiều rộng của lãnh hải mà chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế sẽ tương ứng từ 188 đến 200 hải lý.

Theo Điều 15 Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt Nam xác lập lãnh hải rộng 12 hải lý do đó vùng đặc quyền kinh tế sẽ rộng 188 hải lý.

Theo Tanaka Yoshifumi (2012), tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế chiếm khoảng 35 – 36% tổng diện tích đại dương.

Điều 56 UNCLOS 1982 quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán mang tính chất độc quyền trên vùng đặc quyền kinh tế.

Theo đó, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật, và các hoạt động thăm dò, khai thác kinh tế khác, như tạo năng lượng từ nước, dòng chảy và gió. Quyền chủ quyền không chỉ bao gồm quyền được trực tiếp thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà bao gồm tất cả các quyền cần thiết cho hay liên quan đến các hoạt động đó.

Quyền tài phán của quốc gia ven biển liên quan đến 3 lĩnh vực:

(i) xây dựng và sử dụng đảo nhân đạo, công trình và cấu trúc nhân tạo.

(ii) nghiên cứu khoa học biển.

(iii) bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Trong các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, mọi hoạt động đều cần phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, do đó các quốc gia khác có nhiều quyền hơn so với trong lãnh hải. Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác có các quyền tự do về hàng hải, hàng không và lắp đặt cáp và ống ngầm tuy nhiên phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN & TRẦN

Địa chỉ: 294C3, Bạch Đằng, Phường 14, quận Bạch Đằng, Tp.HCM

Số điện thoại: 08354 08354

Website: https://vplsnguyentran.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *